Công thức tính lãi suất vay tín chấp ngân hàng hiện nay

Công thức tính lãi suất vay tín chấp ngân hàng hiện nay

  • Nhiều khách hàng bất ngờ vì số tiền lãi phải trả mỗi tháng, không biết cách tính lãi suất vay tín chấp như nào. Theo những người từng vay tín chấp, khách hàng nên hỏi rõ nhân viên ngân hàng số tiền lãi, cách tính lãi chi tiết.
  • Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân và năng lực trả nợ. Một khoản vay tín chấp thường giao động từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng với thời hạn cho vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng.
  • Hiện nay, rất nhiều khách hàng quan tâm đến hình thức vay vốn trả góp này nhờ vào sự đơn giản trong điều kiện, thủ tục. Tuy nhiên, do lãi suất vay tín chấp thường cao hơn so với lãi suất các khoản vay thế chấp do đó việc ước tính số tiền lãi phải trả là cực kỳ quan trọng.
  • Hiện nay, lãi suất cho vay tín chấp do các ngân hàng, công ty tài chính đưa ra theo từng thời kỳ. Mức lãi suất vay tín chấp ngân hàng thông thường giao động từ 14 – 18%/năm với ngân hàng và trên 20% đối với các công ty tài chính.
Số tiền phải trả hàng tháng khi vay tiêu dùng tín chấp
Số tiền phải trả hàng tháng khi vay tiêu dùng tín chấp

Cách tính lãi suất vay tín chấp ngân hàng

Hiện nay trên thị trường tồn tại hai phương thức giúp cho các tổ chức cho vay tín chấp tính lãi. Cụ thể:

  • Lãi suất tính theo dư nợ gốc: Tức là lãi suất chỉ tính theo số tiền vay ban đầu. Người đi vay sẽ thanh toán số tiền lãi vào các kỳ trả nợ đều đặn bằng nhau và không thay đổi suốt thời gian vay vốn.
  • Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần: Tức là bên cho vay tín chấp sẽ tính trên dư nợ thực tế ở mỗi kỳ trả nợ. Số tiền lãi phải trả kỳ sau sẽ nhỏ hơn kỳ trước do số dư nợ gốc giảm theo tương ứng với số tiền gốc khách hàng đã trả.

Ví dụ khách hàng vay 100 triệu tín chấp. Mỗi kỳ khách hàng trả tiền gốc là 3 triệu đồng. Nếu như khách hàng lựa chọn mức lãi suất trên dư nợ gốc thì số tiền lãi sẽ luôn được tính trên số tiền 100 triệu cho dù khách hàng đã trả được bao nhiêu nợ gốc đi chăng nữa.

Nếu như khách hàng chọn tính lãi trên dư nợ giảm dần thì số tiền để tính lãi sẽ thay đổi theo từng kỳ. Ví dụ kỳ thanh toán đầu tiên khách hàng trả được 3 triệu thì số tiền lãi kỳ sau sẽ được tính trên số tiền là 100 – 3 = 97 triệu. Nếu như khách hàng trả được 30 triệu nợ gốc thì tiền lãi sẽ được tính trên số tiền là 100 – 30 = 70 triệu.

Lãi suất vay tín chấp thường được cố định, không đổi trong suốt thời gian vay vốn. Thường thì mức lãi suất vay trên dư nợ giảm dần công bố sẽ cao hơn so với mức lãi suất trên dư nợ gốc. Tuy nhiên khi tính ra cụ thể số tiền lãi phải trả trả hàng tháng theo dư nợ gốc và dư nợ giảm dần có giá trị gần bằng nhau. Thậm chí trong nhiều trường hợp tiền lãi tính trên dư nợ giảm dần sẽ thấp hơn so với tiền lãi tính trên dư nợ gốc.

Cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần

Với cách tính lãi theo dư nợ giảm dần thì thường sẽ có hai cách tính:

  • Dư nợ giảm dần và số tiền phải trả giảm dần
  • Dư nợ giảm dần và số tiền phải trả cố định

Công thức tính dư nợ giảm dần và số tiền phải trả giảm dần

Số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc + tiền lãi

Trong đó

  • Tiền gốc = Số tiền vay/thời gian vay
  • Tiền lãi kỳ đầu = Số tiền vay * lãi suất vay theo tháng
  • Tiền lãi kỳ 2 = (Số tiền vay – số tiền gốc đã trả kỳ đầu) * lãi suất vay theo tháng
  • Tiền lãi kỳ 3 = (Số tiền vay – (số tiền gốc đã trả kỳ đầu+ số tiền gốc trả kỳ 2) * lãi suất vay theo tháng

Tương tự cách tính lãi các kỳ sau sẽ được áp dụng theo công thức trên

Ví dụ: Khách hàng vay tín chấp ngân hàng 120 triệu trong 12 tháng, lãi suất là 12%/năm. Ngân hàng áp dụng tính lãi theo công thức dư nợ giảm dần và số tiền phải trả giảm dần. Như vậy số tiền lãi và gốc khách hàng phải trả được tính chi tiết như sau:

Kỳ trả nợ Số tiền trả hàng tháng Tiền lãi Tiền gốc Dư nợ
Tháng 1 11.200.000 1.200.000 10.000.000 110.000.000
Tháng 2 11.100.000 1.100.000 10.000.000 100.000.000
Tháng 3 11.000.000 1.000.000 10.000.000 90.000.000
Tháng 4 10.900.000 900.000 10.000.000 80.000.000
Tháng 5 10.800.000 800.000 10.000.000 70.000.000
Tháng 6 10.700.000 700.000 10.000.000 60.000.000
Tháng 7 10.600.000 600.000 10.000.000 50.000.000
Tháng 8 10.500.000 500.000 10.000.000 40.000.000
Tháng 9 10.400.000 400.000 10.000.000 30.000.000
Tháng 10  10.300.000 300.000 10.000.000 20.000.000
Tháng 11 10.200.000 200.000 10.000.000 10.000.000
Tháng 12 10.100.000 100.000 10.000.000 0

Công thức tính dư nợ giảm dần và số tiền phải trả cố định

Đây là công thức tính mà được các ngân hàng và công ty tài chính thường xuyên áp dụng nhất. Ưu điểm của phương pháp này là vẫn đảm bảo số tiền lãi trả giảm dần và số tiền phải trả hàng tháng bằng nhau giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ.

  • Số tiền phải trả hàng tháng = [Số tiền vay* lãi suất tháng*(1+ls tháng)^thời hạn vay] / [1+ls tháng)^thời hạn vay-1]
  • Tiền lãi kỳ đầu = Số tiền vay * lãi suất vay theo tháng
  • Tiền gốc kỳ đầu = Số tiền phải trả hàng tháng – Tiền lãi kỳ đầu
  • Tiền lãi kỳ 2 = (Số tiền vay – số tiền gốc đã trả kỳ đầu) * lãi suất vay theo tháng
  • Tiền gốc kỳ 2 = Số tiền phải trả hàng tháng – Tiền lãi kỳ 2

Ví dụ: Khách hàng vay tín chấp ngân hàng 120 triệu trong 12 tháng, lãi suất là 12%/năm. Ngân hàng áp dụng tính lãi theo công thức dư nợ giảm dần và số tiền phải trả cố định. Như vậy số tiền lãi và gốc khách hàng phải trả được tính chi tiết như sau:

Kỳ trả nợ Số tiền trả hàng tháng Tiền lãi Tiền gốc Dư nợ
Tháng 1 10.661.855 1.200.000 9.461.855 110.538.145
Tháng 2 10.661.855 1.105.381 9.556.473 100.981.672
Tháng 3 10.661.855 1.009.817 9.652.038 91.329.634
Tháng 4 10.661.855 913.296 9.748.558 81.581.076
Tháng 5 10.661.855 815.811 9.846.044 71.735.032
Tháng 6 10.661.855 717.350 9.944.504 61.790.528
Tháng 7 10.661.855 617.905 10.043.949 51.746.578
Tháng 8 10.661.855 517.466 10.144.389 41.602.190
Tháng 9 10.661.855 416.022 10.245.833 31.356.357
Tháng 10  10.661.855 313.564 10.348.291 21.008.066
Tháng 11 10.661.855 210.081 10.451.774 10.556.292
Tháng 12 10.661.855 105.563 10.556.292 0

Có thể thấy tiền lãi phải trả tính trên cả hai phương án không có sự chênh lệch nhau nhiều. Một số ngân hàng thường đưa ra 2 phương án để khách hàng là người chủ động lựa chọn.

Cách tính lãi suất theo dư nợ gốc

Tiền lãi tính trên dư nợ gốc được tính theo công thức:

Số tiền người vay phải trả hàng tháng = Số tiền vay/thời gian vay + Số tiền vay * lãi suất theo tháng (%/tháng)

Trong đó:

  • Tiền lãi = Số tiền vay * lãi suất vay (%/tháng) hoặc Số tiền vay * lãi suất vay theo năm/12
  • Tiền gốc = Số tiền vay/thời gian vay

Ví dụ: Khách hàng vay tín chấp ngân hàng 120 triệu trong 12 tháng, lãi suất là 12%/năm. Thì số tiền khách hàng phải trả được tính như sau:

  • Tiền gốc phải trả hàng tháng = 120.000.000/12 = 10.000.000 VNĐ
  • Tiền lãi phải trả hàng tháng = 120.000.000 * 12%/12 = 1.200.000 VNĐ
  • Số tiền phải trả hàng tháng (gốc + lãi) = 10.000.000 + 1.200.000 = 11.200.000 VND

Bảng tính lãi và gốc chi tiết theo các tháng như sau:

Kỳ trả nợ Số tiền trả hàng tháng Tiền lãi Tiền gốc Dư nợ thực tế
Tháng 1 11.200.000 1.200.000 10.000.000 110.000.000
Tháng 2 11.200.000 1.200.000 10.000.000 100.000.000
Tháng 3 11.200.000 1.200.000 10.000.000 90.000.000
Tháng 4 11.200.000 1.200.000 10.000.000 80.000.000
Tháng 5 11.200.000 1.200.000 10.000.000 70.000.000
Tháng 6 11.200.000 1.200.000 10.000.000 60.000.000
Tháng 7 11.200.000 1.200.000 10.000.000 50.000.000
Tháng 8 11.200.000 1.200.000 10.000.000 40.000.000
Tháng 9 11.200.000 1.200.000 10.000.000 30.000.000
Tháng 10 11.200.000 1.200.000 10.000.000 20.000.000
Tháng 11 11.200.000 1.200.000 10.000.000 10.000.000
Tháng 12 11.200.000 1.200.000 10.000.000 0

 

Lưu ý về các khoản phí và lãi phạt khi tính lãi suất vay tín chấp

  • Khách hàng vay có quyền tất toán hợp đồng, nghĩa là có thể trả trước hạn. Tuy nhiên trong trường hợp này thì ngoài tiền lãi phải trả thì khách hàng sẽ phải nộp thêm một khoản phí trả trước hạn. Khoản phí tính trên % số tiền khách hàng nộp trước hạn. Nộp trước hạn càng sớm thì khoản phí này càng cao.
  • Đối với trường hợp khách hàng không hoàn trả số tiền vay, trả quá hạn thì sẽ phải chịu phí phạt chậm trả và lãi suất lúc này sẽ được áp dụng theo quy định lãi phạt chậm trả thường bằng 150% lãi suất trong hạn.
  • Ví dụ lãi suất vay khi ký hợp đồng tín chấp là 15%/năm. Khi khách hàng chậm thanh toán thì sẽ bị tính theo số lãi là 150% * 15% = 22,5%/năm.

Lãi suất hỗn hợp

  • Theo trường hợp này. Lãi suất của bạn sẽ bao gồm lãi suất cố định được áp dụng trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận. Sau đó lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng.
  • Ví dụ: Giả sử 100$ là tiền vay của khoản vay, và lãi suất hỗn hợp là 10%. Sau một năm bạn có 100$ và 10$ lãi suất, với tổng số tiền là 110$. Trong năm thứ hai, lãi suất (10%) được áp dụng cho người đứng đầu (100$, dẫn đến 10$ lãi). Và lãi tích lũy (10$, dẫn đến 1$ lãi). Với tổng cộng 11$ lãi suất trong năm đó, và 21$ cho cả hai năm.

Lãi suất thả nổi (thay đổi, biến động)

  • Mức lãi suất áp dụng thay đổi tùy theo quy định và chính sách của các ngân hàng theo từng thời kỳ. Cách tính lãi suất vay ngân hàng này thông thường sẽ bao gồm:
  • Chi phí vốn + Biên độ lãi suất cố định hoặc bao gồm: chi phí vốn cố định + biên độ lãi suất thay đổi.
  • Ví dụ: Anh Trần Văn B vay thế chấp số tiền 20.000.000 VNĐ trong 1 năm. Với mức lãi suất 1%/tháng trong vòng 6 tháng đầu. Sau 6 tháng đó lãi suất sẽ thả nổi.
  • Theo như cách tính lãi suất trả góp thì số lãi suất anh B phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu sẽ là:
  • 200.000 VNĐ (20.000.000 x 1%) trong vòng 6 tháng đầu tiên.
  • Sang tháng thứ 7 số tiền lãi anh B phải đóng sẽ dựa vào lãi suất hiện tại của thị trường. Lãi suất này có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với lãi suất ban đầu được ghi trong hợp đồng.
  • Nếu so sánh với anh A ở trên, số tiền phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu của khách hàng B là như nhau. Tuy nhiên, sau 6 tháng, số tiền anh B phải đóng chưa thể xác định được cụ thể. Chính vì thế nếu vay trong một thời gian dài, rủi ro là điều có thể xảy ra với loại lãi suất vay thả nỗi này.

Lãi suất cố định

  • Cách tính lãi suất vay ngân hàng cho loại lãi suất này là như nhau cho từng tháng. Có nghĩa là lãi suất cho khoản vay của bạn sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay. Lãi suất này không có biến động nên sẽ giảm áp lực cũng như tránh được những rủi ro do biến động về lãi suất.
  • Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A vay số tiền 20.000.000 VNĐ trong vòng 1 năm với mức lãi suất cố định là 12%/năm. Như vậy số tiền lãi anh A phải trả hàng tháng là:
  • 200.000 VNĐ (20. 000.000 x (12%/12)) trong suốt 1 năm.

Một số ngân hàng, công ty tài chính cho vay tín chấp uy tín

Hiện nay trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều các thương hiệu từ ngân hàng đến công ty tài chính cho khách hàng vay tín chấp. Có thể kể đến như:

  • Vay tín chấp tại ACS
  • Vay tín chấp tại Shinhan Finance
  • Vay tín chấp ngân hàng Oceanbank
  • Vay tín chấp ngân hàng Tiên Phong Bank
  • Vay tín chấp ngân hàng Agribank
  • Vay tín chấp ngân hàng BIDV
  • Vay tín chấp ngân hàng Vietcombank
  • Vay tín chấp ngân hàng Sacombank

Như vậy từ những thông tin trên, khách hàng chắc chắn đã có thêm thông tin về cách tính lãi suất vay tín chấp, từ đó chủ động trong việc thanh toán số tiền vay hàng tháng.

Co-founder tại Blog Nghilagi.org Giải đáp thắc mắc bạn đọc. Tra thuật ngữ nhanh và chính xác nhất. Nghĩa Là Gì - Giải thích mọi câu hỏi kỳ quặc nhất Hãy cùng nhau chia sẻ những kiến thức bổ ích