Nội dung
Blog Nghialagi.org giải đáp ý nghĩa CPA là gì
- Chào mừng bạn đến blog Nghialagi.org chuyên tổng hợp tất cả hỏi đáp định nghĩa là gì, thảo luận giải đáp viết tắt của từ gì trong giới trẻ, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một khái niệm mới đó là CPA là gì? Những ý nghĩa của CPA. CPA là gì? Phân biệt các thuật ngữ CPA, CPM, CPC. CPA là gì? Lợi ích của CPA với nhà quảng cáo & nhà phân phối ra sao

Định nghĩa CPA là gì?
- CPA Chi phí mỗi hành động hoặc CPA (đôi khi được gọi là Pay Per Action hay PPA ) là một mô hình quảng cáo trực tuyến, nơi nhà quảng cáo trả tiền cho mỗi hành động cụ thể (mua hàng, đăng ký nhận email…) liên quan đến quảng cáo .
- Các nhà quảng cáo mong muốn có lời trực tiếp xem CPA là cách tối ưu thực hiện chiến dịch online marketing, như là một nhà quảng cáo chỉ trả tiền cho các quảng cáo khi các hành động mong muốn đã xảy ra . Một hành động có thể là một sản phẩm được mua, một mẫu đăng ký được điền đầy đủ, mong muốn hành động được thực hiện được xác định bởi nhà quảng cáo. Đài phát thanh và đài truyền hình cũng đôi khi cung cấp hình thức quảng cáo tính chi phí cho mỗi cơ sở hành động, nhưng hình thức quảng cáo này thường được gọi là “per inquiry”
- CPA có thể được xác định bởi các yếu tố khác nhau, tùy thuộc nơi có vị trí quảng cáo.
CPA là “Cost Per Acquisition”
CPA là đôi khi được gọi là “Cost Per Acquisition”, ) tron trường hợp nhà quảng cáo mong muốn đạt được mục tiêu cụ thể như là bán được sản phẩm. Sử dụng “Cost Per Acquisition” thay vì “Cost Per hành động” không phải là không chính xác trong những trường hợp như vậy, nhưng không phải tất cả “Chi phí mỗi hành động” cung cấp có thể được gọi là “Cost Per Acquisition”.

Công thức tính toán CPA
Tính toán CPA = chi tiêu / số hiển thị x CTR x CR. Hãy nói rằng trong từ 20.000 hiển thị, bạn có 5% nhấp chuột (CTR) tới trang đích của bạn (trang web) và 30% trong số 5% này trở thành khách hàng (CR):
- $ 200 / [20.000 x 0,05 x 0,30] = $ 0,67 là chi phí mỗi lần có khách hàng mua sản phẩm.
- CPC (Cost Per Click) – Quảng cáo trả tiền cho mỗi nhắp chuột. Hình thức quảng cáo này thực sự hiệu quả bởi nó hướng đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ công ty bạn và là những người có nhu cầu thật sự.
- Bạn sẽ chỉ phải trả tiền khi có khách hàng click vào hình ảnh quảng cáo của bạn. Phụ thuộc vào ngân sách mỗi ngày của bạn dành cho hình thức quảng cáo này là bao nhiêu mà có tối đa số click vào hình ảnh của bạn. Chúng tôi sẽ đề xuất cho bạn mức giá cho mỗi click là hợp lý nhất.
Phân biệt CPA với các thuật ngữ CPM, CPC
- CPA, CPM, CPC là 3 thuật ngữ rất phổ biến trong quảng cáo online. Nó là những trọng số để tính tiền của nhà quảng cáo và những nhà quảng cáo khác nhau có những căn cứ khác nhau. Dựa vào 3 chỉ số này, bạn có thể đo lường xem chiến dịch quảng cáo của mình có hiệu quả hay không hoặc là hoa hồng bạn kiếm được cao hay thấp.
- CPC – Cost per Click: Chi phí cho một lượt click. Tức là sau khi mẫu quảng cáo đó hiển thị cho 1000 người thì ta cần quan tâm là có bao nhiêu người trong số 1000 người đó click nào link trên mẫu quảng cáo. Chi phí cho mỗi lượt click đó chính là CPC.
- CPM – Cost per Impressions: Chi phí cho 1000 lượt hiển thị. Khi bạn mang mẫu quảng cáo tiếp cận 1000 người làm cho 1000 người đó thấy mẫu quảng cáo của bạn thì lúc này bạn có 1000 lượt hiển thị. Chi phí để hiển thị cho 1000 người này chính là CPM.
- Google cũng có một loại quảng cáo hiển thị đó chính là GDN một loại quảng cáo hiển thị banner trên network của Google. Tuy nhiên, phương pháp tính phí của nó lại dựa vào click tức là chỉ khi nào có click vào nó mới tính tiền.
- Facebook chính là một nhà quảng cáo tính phí dựa trên số lượt hiển thị tức là tính phí trên CPM. Facebook không quan tâm sau khi khách hàng xem được mẫu quảng cáo đó sẽ làm gì, nó chỉ quan tâm là bao nhiêu người đã thấy quảng cáo của nó và thế là nó tính tiền.
- Các loại quảng cáo khác của Google như Google Search cũng tương tự, tính tiền dựa trên số lượt Click tức là tính tiền trên CPC, còn nó hiển thị bao nhiêu nó không quan tâm và mình được CPM miễn phí.
Vậy còn với CPA thì sao?
- Cũng với mẫu quảng cáo trên, đầu tiên ta cần xem nó đã hiển thị cho bao nhiêu người (thông số quan tâm là CPM) và trong đó có bao nhiêu người click vào mẫu quảng cáo (thông số quan tâm là CPC).
- Và trong số người click vào đó thì có bao nhiêu người đặt hàng, để lại thông tin, cài đặt ứng dụng… (thông số quan tâm là CPA). Mình nghĩ rằng đây mới là thông số quan trọng nhất mà các doanh nghiệp nên quan tâm vì nó chính là chi phí trên mỗi kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đó mong đợi.
- Mô hình tính phí trên CPA được các trang tiếp thị liên kết sử dụng rất nhiều. Trong mạng liên kết đó, bạn với vai trò là một nhà quảng cáo đi quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp khác (qua các đường link).
- Bạn sẽ nhận được tiền từ doanh nghiệp đó khi mà có người xem quảng cáo và thực hiện các hành động cụ thể như mua hàng, để lại thông tin hoặc tải ứng dụng. Như vậy, chi phí cho mỗi lượt hành động mà doanh nghiệp đó phải trả cho bạn chính là CPA.
Các hình thức của CPA
CPA có 3 hình thức tính phí cơ bản.
- CPS (Cost per Sale): Chi phí cho mỗi lượt khách hàng mua hàng tức là chi phí để có được 1 đơn hàng.
- CPL (Cost per Lead): Chi phí cho mỗi lượt khách hàng để lại thông tin tức là chi phí cho mỗi thông tin có được.
- CPI (Cost per Install): Chi phí cho mỗi lượt cài đặt ứng dụng. Chỉ số này rất quan trọng đối với các công ty phát triển phần mềm, ứng dụng đặc biệt là các start-up công nghệ.
Trong 3 hình thức trên thì CPS được sử dụng nhiều nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của rất nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp bán lẻ. Với các doanh nghiệp bán các sản phẩm có giá trị cao, cần phải trải quả sự tư vấn trước khi đưa ra quyết định mua hàng thì CPL lại quan trọng vì nó là chi phí để kiếm một khách hàng tiềm năng.
Kiếm tiền trên CPA, CPC Network
Dân MMO (Make Money Online) có thể tham gia rất nhiều mô hình khác nhau để kiếm tiền và mỗi mô hình có một cách tính tiền khác nhau.
Kiếm tiền với CPA
- Một hình thức kiếm tiền khác dựa trên CPA rất quen thuộc đó chính là tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing). Với hình thức này, bạn mang các đường link sản phẩm của doanh nghiệp đi giới thiệu cho người khác. Thường thấy nhất là bạn đặt trên website có lượng người truy cập lớn.
- Khi có người click vào đường link đó của bạn và đặt hàng thì bạn sẽ được doanh nghiệp trả tiền. Số tiền cho mỗi đơn đặt hàng (CPA) cũng tùy thuộc vào network bạn tham gia và loại hình sản phẩm của bạn. Các network phổ biến hiện nay như: Accesstrade, Masoffer, Amazon, Lazada, Adflex.vn…
Kiếm tiền với CPC
- Một mô hình rất phổ biến đó là Google Adsense. Đây là hình thức kiếm tiền dựa trên CPC tức là dựa trên số lượt click của người xem. Bạn đặt mã banner quảng cáo trên website của mình và tìm cách lôi kéo càng nhiều người truy cập website của bạn. Cứ mỗi lần họ vào web và click vào banner quảng cáo là bạn có tiền.
- Giá trị mỗi click (CPC) thì tùy thuộc vào chính sách của Google cho mỗi quốc gia khác nhau. Thường thì CPC tại Việt Nam rất thấp so với các khu vực khác trên thế giới.
Kết luận
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog nghialagi.org, hy vọng những thông tin giải đáp CPA là gì? Những ý nghĩa của CPA sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa CPA là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog nghialagi.org luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả
- Content là gì? Những ý nghĩa của Content
- 5S là gì? Những ý nghĩa của 5S
- PR là gì? Những ý nghĩa của PR
- MSDS là gì? Những ý nghĩa của MSDS
- IPO là gì? Những ý nghĩa của IPO
- EPS là gì? Những ý nghĩa của EPS
- Token là gì? Những ý nghĩa của Token
- Deadline là gì? Những ý nghĩa của Deadline