GDP là gì? Những ý nghĩa của GDP

Senmo Không nợ xấu, vay 500K miễn lãi 7 ngày, 15p có tiền   Giấy dán kính mờ văn phòng | Cắt và in decal mờ logo hiện đại | CNC WINDOW FILM
Takomo Vay 20 triệu 0% lãi trong 15 ngày, 20 phút nhận tiền   Giấy dán kính mờ văn phòng | Cắt và in decal mờ logo hiện đại | CNC WINDOW FILM
Dongplus Miễn lãi vay ngay 4 triệu, vay tối đa 20 triệu   Giấy dán kính mờ văn phòng | Cắt và in decal mờ logo hiện đại | CNC WINDOW FILM
DoctorĐồng Vay 10 triệu 0% lãi, nhận tiền trong ngày Giấy dán kính mờ văn phòng | Cắt và in decal mờ logo hiện đại | CNC WINDOW FILM
CashSpace Nhận ngay 7 triệu chỉ cần CCCD   Giấy dán kính mờ văn phòng | Cắt và in decal mờ logo hiện đại | CNC WINDOW FILM

Blog Nghialagi.org giải đáp ý nghĩa GDP là gì

Chào mừng bạn đến blog Nghialagi.org chuyên hỏi đáp định nghĩa là gì, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một khái niệm mới đó là GDP là gì? Những ý nghĩa của GDP. GDP là gì? Tổng hợp kiến thức về về GDP. Công thức tính GDP bình quân đầu người ra sao. Gross Domestic Product (GDP) là gì?

GDP là gì? Cách tính, ý nghĩa của GDP ở Việt Nam - Nghialagi.org
GDP là gì? Cách tính, ý nghĩa của GDP ở Việt Nam – Nghialagi.org

Định nghĩa GDP là gì?

  • Trong lĩnh vực kinh thế có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành được các chuyên gia sử dụng thường xuyên. Với GDP không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm, hiểu rõ về cách tính cũng như những vấn đề đang xoay quanh tại thời điểm này.
  • GDP là một thuật ngữ từ viết tắt của cụm từ Gross Domestic Product có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội (hay còn gọi là tổng sản phẩm nội địa). Xét về bản chất thì GDP chính là một chỉ số được đưa ra để đánh giá tổng quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đánh giá về mức độ phát triển của một vùng/ quốc gia.
  • GDP là giá trị của tất cả các loại hàng hóa, tất cả các loại dịch vụ được trên một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian quy định. Giá trị của GDP trong mỗi một loại hình hàng hóa/ dịch vụ… thường được tính trong khoảng thời gian từ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm tùy thuộc vào từng lĩnh vực. Tất cả những sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề đều được tính bởi giá trị GDP thậm chí cả công ty nước ngoài ở trong quốc gia đó.
  • Trong GDP có GDP bình quân đầu người được nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết. Bởi vì GDP đầu người là một “thước đo” phản ánh mức thu nhập cũng như mức sống của người dân trong một nước/ vùng/ lãnh thổ/ quốc gia. Chỉ số GDP bình quân đầu người chỉ ở mức tương đối chính xác. Với thời gian tính trong 365 ngày nên không thể chính xác được tuyệt đối. Mặc dù những thống kê chỉ mang tính tương đối, nhưng đây là một trong những chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng hợp rất quan trọng đối với tất cả mọi quốc gia riêng lẻ. Nhờ nó mà chúng ta biết được sự phản ánh kết quả sản xuất bình quân đầu người trong thời gian quy định. Chỉ số GDP bình quân đầu người cao tỷ lệ thuận với mức thu nhập cũng như đời sống người dân ở quốc gia đó. Tuy nhiên có những quốc gia có chỉ số GDP cao nhưng chưa chắc đã là quốc gia có mức sống cao nhất.

Cách tính GDP

Tính theo giá trị gia tăng: Phương pháp tính theo giá trị gia tăng là tổng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế trong một thời gian nhất định.

Tổng sản phẩm quốc nội = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu

Hoặc GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu

Giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế gồm có:

  • – Thu nhập của người sản xuất như tiền lương, tiền công, tiền hiện vật, tiền bảo hiểm, tiền công đoàn,…
  • – Thuế sản xuất gồm có thuế hàng hóa và các chi phí khác.
  • – Khấu hao tài sản cố định
  • – Giá trị thặng dư
  • – Thu nhập khác

Tính theo thu nhập (Phương pháp chi phí): Phương pháp chi phí tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bằng cách tính tổng tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận và tiền thuê sinh ra trong nền kinh tế nội địa. Áp dụng cách tính sau:

GDP = W + I + Pr + R + Ti + De

Trong đó:

  • W (Wage): tiền lương
  • I (Interest): tiền lãi
  • Pr (Profit): lợi nhuận
  • R (Rent): tiền thuê
  • Ti (Indirect tax): thuế gián thu ròng
  • De (Depreciation): phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định

Tính tổng chi tiêu (Phương pháp chi tiêu): là một trong những phương pháp thực hiện chính xác nhất, Đây là phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia, bằng cách lấy cộng tất cả số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó dùng để mua sắm và sử dụng dịch vụ.

Công thức: GDP = C + G + I + NX

Trong đó:

  • – C (Chi tiêu của hộ gia đình): Bao gồm tất cả các chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ của hộ gia đình.
  • – G (Chi tiêu của chính phủ): Là tổng chi tiêu cho giáo dục, y tế, an ninh, giao thông, dịch vụ, chính sách…
  • – I (Tổng đầu tư): Là tiêu dùng của các nhà đầu tư, bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị, nhà xưởng…
  • – NX: NX là cán cân thương mại, là “xuất khẩu ròng” của nền kinh tế. NX = X(xuất khẩu [export]) – M (nhập khẩu [import]).

Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng GDP

Trong một năm, có khá nhiều kịch bản mà một nền kịch bản phải trải qua, có thể kể đến như:

– Kịch bản 1: sản xuất nhiều hơn với cùng giá

Đây là kịch bản mà sản xuất được tăng lên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân, nhờ đó mà tỉ lệ thất nghiệp giảm, đồng thời tiền lương tăng lên khiến nhu cầu tăng cao và người dân có thể chi tiêu một cách thoải mái hơn. Tất yếu, GDP sẽ cao hơn và cuối cùng kết hợp với lạm phát.

– Kịch bản 2: sản xuất cùng một lượng với giá cao hơn

Đây là kịch bản mà nhu cầu của người tiêu dùng không tăng nhưng giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ lại cao hơn do chi phí tăng lên, khi đó cả GDP lẫn lạm phát đều tăng theo.

– Kịch bản 3: sản xuất nhiều hơn với giá cao hơn

Đây là trường hợp nhu cầu của người tiêu dùng tăng nhưng lại thiếu mất nguồn cung khiến giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp buộc phải thuê thêm nhân công, tăng lương và nhiều phương thức khác. Với kịch bản này, cả GDP lẫn lạm phát đều tăng nhưng với tốc độ không bền vững.

– Kịch bản 4: sản xuất nhiều hơn với giá thấp hơn

Đây là điều chưa từng xảy ra trong các nền kinh tế dân chủ hiện đại, vì điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản lỗ khổng lồ, và chẳng ai lại đi thuê thêm nhân công để gia tăng sản xuất trong trường hợp này cả.

– Kịch bản 5: sản xuất ít hơn với giá cao hơn nhiều

Đây là trường hợp GDP tăng chậm, dưới mức mong muốn nhưng lạm phát thì vẫn còn tồn tại, đồng thời tỉ lệ thất nghiệp tăng cao do hoạt động sản xuất thấp.

Phân biệt GDP

Những công thức tính GDP vừa được đề cập trên đây là GDP danh nghĩa, nó có sự khác biệt nhất định với GDP thực tế và biểu thị cho tỉ lệ lạm phát của một nền kinh tế.

GDP là gì, có ý nghĩa ra sao? - Nghialagi.org
GDP là gì, có ý nghĩa ra sao? – Nghialagi.org

GDP thực tế

  • Khác với GDP danh nghĩa, GDP thực tế là tổng sản phẩm quốc nội được tính theo sản lượng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng trong năm nghiên cứu, giá cả cũng được tính theo năm đó nên chỉ số này còn có tên gọi khác là GDP theo giá so sánh.
  • Bằng phương thức này, các nhà kinh tế học có thể dễ dàng so sánh GDP của một quốc gia tại nhiều thời điểm khác nhau, từ đó họ có thể biết được rằng nền kinh tế ấy có thực sự tăng trưởng hay không. Thường thì GDP thực tế sẽ thấp hơn so với GDP danh nghĩa vì tỉ lệ lạm phát luôn là một con số dương, khi đó người ta sẽ gọi là lạm phát tăng và trong trường hợp ngược lại, đó sẽ là lạm phát giảm nếu GDP thực tế cao hơn.

GDP danh nghĩa

  • Về khái niệm GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội được tính theo giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được tính theo giá hiện hành. Nói cách khác, nó đề cập đến sản lượng của một nền kinh tế mà không cần điều chỉnh lạm phát.
  • Trên thực tế, sau một khoảng thời gian thì giá cả sẽ có xu hướng đi lên và tất nhiên, nó cũng có tác động nhất định đến chỉ số GDP khi nó tăng lên. Tuy nhiên, kết quả tăng lên này lại rất khó để xác định là do mở rộng sản xuất hay do giá cả leo thang, vậy nên các nhà kinh tế học đã đưa ra một sự điều chỉnh cho lạm phát đẻ từ đó, họ có thể tìm ra GDP thực tế của một quốc gia.

Phân biệt GDP và GNP

  • GDP và GNP đều là khái niệm thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô, dùng để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ hai khái niệm này để tránh nhầm lẫn.
  • GNP có nghĩa rộng hơn GDP. GNP gồm cả tổng sản lượng quốc gia (có nghĩa là tính cả nguồn thu từ ngoài đất nước) còn GDP chỉ tính trong lãnh thổ của quốc gia cụ thể nào đó.
  • GNP (Gross National Product) chỉ số phản ánh tổng sản phẩm quốc gia còn GDP (Gross Domestic Product) là chỉ số tổng sản phẩm quốc nội.
  • GNP là toàn bộ giá trị được công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong khoảng thời gian (thường là 365 ngày), không kể làm ra ở đâu. Trong khi đó GDP là toàn bộ giá trị được các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ của quốc gia đó sản xuất ra trong khoảng thời gian một năm. Giá trị này có thể được tạo ra bởi các công ty nước ngoài hay trong nước, miễn là thuộc lãnh thổ của quốc gia đó. Vì vậy, người ta thường dựa vào chỉ số GDP để đánh giá sức mạnh nền kinh tế một đất nước.
  • GDP là thuật ngữ chuyên ngành kinh tế được sử dụng vô cùng rộng rãi. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được chi tiết về nó. Trong bài viết này đã tổng hợp được những thông tin cơ bản và cần thiết, hy vọng sẽ hữu ích đối với tất cả độc giả quan tâm.

Ý nghĩa của việc tính GDP

  • Việc phân tích, tính toán GDP là cơ sở để thành lập các chiến lược phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn. Chỉ số GDP là thước đo để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia.
  • Không chỉ vậy, thông qua GDP bình quân đầu người ta biết được mức thu nhập tương đối cũng như chất lượng sống của người dân ở từng quốc gia.
  • Tuy nhiên, GDP vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như: Không phản ánh đầy đủ các hoạt động sản xuất (tự cung, tự cấp, không kiểm soát được chất lượng của hàng hóa). GDP bỏ qua chất lượng môi trường (tiếng ồn, khói bụi, giao thông…) và thời gian nghỉ ngơi chưa được tính đến. Cụ thể như, trong quá trình phát triển của một quốc gia vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề xoay quanh như nó không thể tính được chi phí về môi trường, cũng không đo lường được hạnh phúc xã hội, những mặt hàng không được ghi lại, không được đánh thuế và không có mặt trong báo cáo hồ sơ của quốc gia, còn cả những dịch vụ chưa thanh toán đều chưa được tính. GDP cũng chưa tính được nền kinh tế đen, nơi mà tất cả các quốc gia đều tồn tại. Mặc dù chúng ta có công thức tính riêng, nhưng đằng sau đó vẫn tồn đọng những mặt tối chưa được giải quyết triệt để.

Hạn chế của GDP

GDP cũng có một số hạn chế nhất định, có thể kể đến như:

  • – GDP không chỉ ra mức sống của người dân một quốc gia, điển hình là Trung Quốc dù có GDP lớn nhưng mức sống của họ lại không cao, nên đây được xem là một quốc gia có thu nhập trung bình.
  • – GDP không bao gồm các hình thức lao động không được báo cáo như chăm sóc trẻ em, giúp việc gia đình, nấu ăn, tạp vụ…
  • – GDP không bao gồm chi phí xử lý môi trường trong quá trình sản xuất.
  • – GDP bỏ qua thời gian nghỉ ngơi không được tính đến.
  • – GDP không bao gồm thị trường chợ đen, đây là điều dễ hiểu bởi tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán đều không được báo cáo vì bất hợp pháp, chẳng hạn như ma úy, mại dâm, lao động trái phép…

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog nghialagi.org, hy vọng những thông tin giải đáp GDP là gì? Những ý nghĩa của GDP sẽ giúp ích bạn đọc.

Co-founder tại Blog Nghilagi.org Giải đáp thắc mắc bạn đọc. Tra thuật ngữ nhanh và chính xác nhất. Nghĩa Là Gì - Giải thích mọi câu hỏi kỳ quặc nhất Hãy cùng nhau chia sẻ những kiến thức bổ ích