Nội dung
Blog Nghialagi.org giải đáp ý nghĩa SWOT là gì
Chào mừng bạn đến blog Nghialagi.org chuyên tổng hợp tất cả hỏi đáp định nghĩa là gì, thảo luận giải đáp viết tắt của từ gì trong giới trẻ, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một khái niệm mới đó là SWOT là gì? Những ý nghĩa của SWOT. Phân tích SWOT là gì? Hướng dẫn A-Z dành cho người mới. Sơ lược về phân tích SWOT

Định nghĩa SWOT là gì?
- SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp.
- Trong đó thế mạnh và điểm yếu là hai yếu tố nội bộ trong một công ty. (Vd như danh tiếng, đặc điểm doanh nghiệp, vị trí địa lý), bạn có thể nỗ lực để thay đổi. Cơ hội và thách thức là hai yếu tố bên ngoài. (Vd như nguồn cung ứng, đối thủ, giá thị trường), không thể kiểm soát.
- Mô hình SWOT là công cụ lợi hại để bạn hiểu rõ sức mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đang phải đối mặt. Trong kinh doanh, phân tích SWOT giúp doanh nghiệp tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Còn đối với cá nhân, ứng dụng ma trận SWOT sẽ hỗ trợ bạn phát triển sự nghiệp dựa trên khai thác tài năng, khả năng và cơ hội.
Nguồn gốc hình thành ma trận SWOT là gì?
Qua nhiều năm, phương pháp phân tích ma trận SWOT đã được đón nhận và biết đến rộng rãi. Nguồn gốc của ma trận SWOT vẫn còn là bí ẩn. Nhưng người ta cho rằng khái niệm này được hình thành bởi cố vấn quản lý người Mỹ Albert Humphrey.
Trong khi đang làm dự án nghiên cứu tại Đại học Stanford, khoảng thời gian 1960-1970, Albert Humphrey đã phát triển công cụ phân tích để đánh giá kế hoạch chiến lược. Đồng thời công cụ này còn nhận thấy lý do tại sao kế hoạch của các doanh nghiệp lại gặp thất bại. Ông đặt tên cho kỹ thuật phân tích này là SOFT, trong đó:
- S = Satisfactory, điểm hài lòng ở thời điểm hiện tại
- O = Opportunities, cơ hội có thể khai thác trong tương lai
- F = Faults, sai lầm ở thời điểm hiện tại
- T = Threats, thách thức có thể gặp phải trong tương lai
Trong khi phần lớn đồng ý SOFT là tiền thân của SWOT. Nhưng một số tin rằng khái niệm SWOT được phát triển riêng lẻ và không liên quan đến SOFT.
Phân tích SWOT là gì?
Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản, phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp.
- Thế mạnh: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế so với đối thủ
- Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ
- Cơ hội: Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế
- Thách thức: Nhân tố môi trường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án
SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào?
Phân tích SWOT (hay ma trận SWOT) là kỹ thuật chiến lược được sử dụng để giúp cá nhân hay tổ chức xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong cạnh tranh thương trường cũng như trong quá trình xây dựng nội dung kế hoạch cho dự án. Doanh nghiệp có thể dùng phân tích SWOT làm rõ mục tiêu đầu tư và xác định những yếu tố khách quan – chủ quan có thể ảnh hưởng đến quá trình đạt được mục tiêu đó.
Xác định SWOT cực kì quan trọng. Vì nó sẽ quyết định bước tiếp theo để đạt được mục tiêu là gì. Người lãnh đạo nên dựa vào ma trận SWOT xem mục tiêu có khả thi hay không. Nếu không thì họ cần thay đổi mục tiêu và làm lại quá trình đánh giá ma trận SWOT.
Dưới đây là một số trường hợp ứng dụng phân tích SWOT:
- Lên kế hoạch chiến lược
- Brainstorm ý tưởng
- Đưa ra quyết định
- Phát triển thế mạnh
- Loại bỏ điểm yếu
- Giải quyết vấn đề cá nhân như vấn đề nhân viên, cơ cấu tổ chức, nguồn tài chính …
Ai là người nên lập mô hình phân tích SWOT?
- Tầng lớp lãnh đạo và đứng đầu công ty nên chủ động dùng mô hình phân tích SWOT.
- Tuy nhiên quá trình phân tích SWOT không thể tiến hành một mình. Để đạt được kết quả khách quan và toàn diện nhất, SWOT nên được triển khai bởi một nhóm người với nhiều góc nhìn và quan điểm khác nhau.
- Quản lý, sales, dịch vụ chăm sóc khách hàng và thậm chí là bản thân khách hàng cũng có thể đóng góp vào quá trình này. SWOT giúp gắn kết đội nhóm và khuyến khích nhân viên tham gia lên chiến lược cho công ty.
- Nếu bạn đang tự điều hành doanh nghiệp cũng đừng nên quá lo lắng. Bạn vẫn có thể tham khảo ý kiến từ bạn bè, những người biết về doanh nghiệp của bạn, kế toán hay thậm chí là nhà cung cấp. Quan trọng là có thể tập hợp nhiều góc nhìn khác nhau.
- Doanh nghiệp có thể dùng SWOT để đánh giá tình hình hiện tại và xác định chiến lược sắp tới một cách hiệu quả và phù hợp hơn. Nhưng mọi chuyện luôn thay đổi. Bạn cần liên tục đánh giá lại chiến thuật và triển khai ma trận SWOT mới 6-12 tháng một lần.
- Đối với startup, phân tích SWOT là một phần trong quá trình lên kế hoạch doanh nghiệp, từ đó giúp hệ thống hóa chiến lược để có khởi đầu tốt và nắm rõ định hướng trong tương lai.
Hướng dẫn thực hiện mô hình SWOT
Thông thường sơ đồ SWOT được trình bày dưới dạng template 4 ô vuông tượng trưng cho 4 yếu tố chính. Tuy nhiên bạn cũng có thể liệt kê các ý cho từng mục dưới dạng danh sách. Cách trình bày như thế nào tùy vào bạn.
Bạn có thể cùng nhau bàn bạc hoặc phân mỗi thành viên điền một template phân tích SWOT rồi họp nhau gom ý kiến lại. Ở bước này không cần viết quá chi tiết, dài dòng mà nên diễn đạt ý chính kèm theo bullet.
Sau khi thảo luận, thống nhất phiên bản SWOT hoàn chỉnh nhất, liệt kê các ý trong 4 yếu tố theo thứ tự ưu tiên nhiều nhất cho đến ít ưu tiên nhất.
Tôi cũng đã tổng hợp một số câu hỏi dành cho mỗi phần để bạn tham khảo khi phân tích SWOT.
Điểm yếu
- Bạn có thể cải thiện điểm nào?
- Bạn nên tránh cái nào?
- Người trong ngành nhận xét đâu là điểm yếu của bạn?
- Yếu tố nào khiến bạn không bán được hàng?
Đối với điểm yếu, bạn cũng phải dựa trên góc nhìn khách quan và chủ quan: Đối thủ có đang làm tốt hơn bạn không? Những điểm yếu người khác thấy mà bạn không nhận ra? Hãy thành thật và thẳng thắn đối diện với điểm yếu của mình.
Thế mạnh
- Thế mạnh của doanh nghiệp bạn là gì?
- Mặt nào bạn làm tốt hơn người khác?
- Nguồn tài nguyên nào chỉ bạn mới có hoặc có được với giá thấp hơn đối thủ?
- Người trong ngành nhận xét đâu là thế mạnh của bạn?
- Yếu tố nào dẫn đến đơn hàng thành công?
- Lợi điểm bán hàng độc nhất của công ty bạn là gì?
Cân nhắc lợi thế từ góc nhìn cả trong cuộc lẫn khách hàng và những bạn cùng ngành. Nếu bạn gặp khó khăn thì hãy cứ viết ra những đặc điểm của công ty và một trong số đó có thể là điểm mạnh của bạn.
Ngoài ra bạn cũng cần nghĩ tới đối thủ.
Chẳng hạn nếu tất cả đối thủ khác đều cung cấp sản phẩm chất lượng cao thì dù bạn có sản phẩm tốt thì đó cũng chưa hẳn là lợi thế của bạn.
Cơ hội
- Những cơ hội tốt bạn có thể nắm bắt là gì?
- Bạn đang nhận thấy có những xu hướng hot nào hiện nay?
Tận dụng những cơ hội đến từ:
- Xu hướng trong công nghệ và thị trường
- Thay đổi trong chính sách chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn
- Thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống …
- Sự kiện địa phương
- Xu hướng của khách hàng
Mẹo:
- Cách tốt nhất là nhìn vào thế mạnh và tự hỏi những thế mạnh này có thể mở ra bất cứ cơ hội nào không. Ngoài ra, xem xét những điểm yếu và tự hỏi loại bỏ đi những điểm này, bạn có thể tạo ra cơ hội mới nào không?
Thách thức
- Trở ngại bạn đang đối mặt và phải cố gắng vượt qua là gì?
- Đối thủ cạnh tranh đang làm gì?
- Những tiêu chuẩn chất lượng hay thông số kỹ thuật đối với công việc/sản phẩm/dịch vụ có thay đổi không?
- Công nghệ thay đổi có đe dọa đến vị trí trong ngành của bạn không?
- Bạn có nợ xấu hay khó khăn tài chính không?
- Có điểm yếu nào sẽ đe dọa đến doanh nghiệp của bạn không?
Mẹo:
- Khi đánh giá cơ hội và thách thức, hãy sử dụng Phân tích PEST – Phân tích toàn cảnh môi trường kinh doanh dựa trên Chính trị (P), Kinh tế (E), Xã hội (S), Công nghệ (T) – để chắc rằng bạn không bỏ qua những yếu tố bên ngoài như quy định mới của nhà nước hay thay đổi công nghệ trong ngành.
À quên! Nếu bạn chưa biết Phân tích PEST là gì?
Phân tích PEST là gì?
Phân tích PEST – Phân tích toàn cảnh môi trường kinh doanh dựa trên Chính trị (P), Kinh tế (E), Xã hội (S), Công nghệ (T).
Mở rộng mô hình SWOT
Mô hình SWOT còn được mở rộng bằng cách kết hợp linh hoạt 2 yếu tố với nhau.
Đây là kỹ thuật nâng cao nhằm thiết lập nền tảng để loại bỏ những yếu tố trở ngại và kích thích những điểm có lợi.
- SO (maxi-maxi) nhằm tận dụng tối đa lợi thế để tạo ra cơ hội
- WO (mini-maxi) muốn khắc phục điểm yếu để phát huy thế mạnh
- ST (maxi-mini) sử dụng thế mạnh để loại bỏ nguy cơ
- WT (mini-mini) giải quyết mọi giả định tiêu cực và tập trung giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực
Ví dụ SWOT của Nike & Starbucks
Nike
Sức mạnh
- Nike là công ty có sức cạnh tranh mạnh trong thị trường
- Và Nike không có xưởng sản xuất nên không có gánh nặng về địa điểm và nhân công. Nike hướng đến lean organization – doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng với nguồn tài nguyên ít nhất)
- Mạnh về nghiên cứu và phát triển nắm bắt xu hướng của khách hàng
- Là thương hiệu quốc tế
Điểm yếu
- Sản phẩm thể thao chưa phong phú. Phần lớn thu nhập dựa trên thị phần mặt hàng giàu nên dễ bị lung lay nếu thị phần này giảm.
- Lĩnh vực bán lẻ rất nhạy cảm với giá cả. Nike có các cửa hàng bán lẻ riêng với tên Niketown. Tuy nhiên, phần lớn lợi nhuận lại đến từ bán cho các nhà bán lẻ khác.
Cơ hội
- Phát triển sản phẩm mang lại cho Nike nhiều cơ hội. Chủ thương hiệu tin rằng Nike không phải là một thương hiệu thời trang. Nhưng dù muốn hay không thì người mua Nike không hẳn mang giày này chơi thể thao. Mà xem đó như phong cách thời thượng. Điều đó tạo ra cơ hội vì sản phẩm dù chưa hư vẫn bị lỗi thời. Nên khách hàng sẽ mua tiếp sản phẩm mới.
- Có thể phát triển sản phẩm theo hướng thời trang thể thao, kính mát và trang sức. Càng có nhiều phụ kiện giá trị cao bán kèm với giày càng thu về nhiều lợi nhuận.
- Doanh nghiệp cũng có thể phát triển ra quốc tế, dựa trên sự nhận diện thương hiệu toàn cầu. Nhiều thị trường có thu nhập cao chi trả cho sản phẩm thể thao đắt tiền như Trung Quốc hay Ấn Độ ngày càng có nhiều thế hệ người trẻ chịu chi tiền.
Thách thức:
- Nike cũng bị ảnh hưởng bởi bản chất của thị trường quốc tế. Giá mua bán chênh lệch theo nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau nên chi phí và lợi nhuận không ổn định theo thời gian. Tình trạng này có thể khiến Nike sản xuất hoặc bán lỗ. Đây là vấn đề chung của các thương hiệu quốc tế.
- Thị trường quần áo, giày dép cực kỳ cạnh tranh.
- Như đã đề cập ở trên, lĩnh vực bán lẻ cực kì nhạy cảm về giá. Nên khách hàng có thể lựa chọn nhà cung cấp giá rẻ hơn.
- Những đối thủ cạnh tranh luôn là điều mà cty luôn chú ý đến
Starbuck
Điểm yếu
- Nổi tiếng mát tay trong phát triển sản phẩm mới và tính sáng tạo. Tuy nhiên khả năng cải tiến của họ sẽ có lúc thất bại rất dễ xảy ra.
- Có mặt khắp nước Mỹ nhưng cần đầu tư ở các quốc gia khác để phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
- Chủ yếu dựa trên lợi thế cạnh tranh là bán lẻ cà phê nên chậm lấn sang các lĩnh vực khác để tăng trưởng.
Thế mạnh
- Starbuck là tập đoàn sinh lời lên đến $600 triệu vào năm 2004
- Là thương hiệu cà phê toàn cầu nổi tiếng với chất lượng sản phẩm và dịch vụ
- Lọt top 100 nơi đáng làm việc nhất, tôn trọng nhân viên
- Doanh nghiệp mang tôn chỉ và sứ mệnh giàu tính đạo đức
- Hiểu được thị hiếu và xu hướng của khách hàng
Thách thức
- Liệu thị trường cà phê tiếp tục lên ngôi hay sẽ bị thay thế bởi thói quen uống thức uống khác trong tương lai?
- Nguy cơ tăng giá cà phê và sản phẩm từ sữa
- Kể từ khi ra mắt tại Chợ Pike Place, Seattle năm 1971, thành công của Starbuck đã tạo ra phong cách mới cho nhiều đối thủ và bị nhiều sao chép, dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm tàng.
- Thách thức từ đối thủ cạnh tranh
Cơ hội
- Starbuck rất giỏi nắm bắt các cơ hội
Năm 2004, công ty hợp tác với tập đoàn công nghệ thông tin Hewlett Packard mở dịch vụ CD-burning tại cửa hàng Santa Monica (California Mỹ) để khách hàng có thể tự tay tạo CD âm nhạc của riêng họ - Sản phẩm và dịch vụ mới có thể được bán lẻ tại các cửa hàng cà phê chẳng hạn sản phẩm theo tiêu chuẩn Fair Trade
- Có cơ hội mở rộng thị trường ra quốc tế, tại các thị trường cà phê mới như Ấn Độ và vành đai Thái Bình Dương
- Có tiềm năng đồng thương hiệu với các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống khác, cũng như nhượng thương hiệu cho các nhà kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
Kết luận
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog nghialagi.org, hy vọng những thông tin giải đáp SWOT là gì? Những ý nghĩa của SWOT sẽ giúp ích bạn đọc.
- WordPress là gì? Những ý nghĩa của WordPress
- Marketing là gì? Những ý nghĩa của Marketing
- Brochure là gì? Những ý nghĩa của Brochure
- Diploma là gì? Những ý nghĩa của Diploma
- Logistics là gì? Những ý nghĩa của Logistics