Tín chỉ là gì? Những ý nghĩa của Tín chỉ

Blog Nghialagi.org giải đáp ý nghĩa Tín chỉ là gì

  • Chào mừng bạn đến blog nghialagi.org chuyên tổng hợp tất cả hỏi đáp định nghĩa là gì, thảo luận giải đáp viết tắt của từ gì trong giới trẻ, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một khái niệm mới đó là Tín chỉ là gì? Những ý nghĩa của Tín chỉ. Học đại học theo tín chỉ là gì. Tín chỉ là gì? Một năm học có bao nhiêu tín chỉ? Tín chỉ là gì? Bản chất của hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Tín chỉ là gì? Một năm học có bao nhiêu tín chỉ? - Nghialagi.org
Tín chỉ là gì? Một năm học có bao nhiêu tín chỉ? – Nghialagi.org

Định nghĩa Tín chỉ là gì?

  • Hiện nay có khoảng hơn 60 định nghĩa về tín chỉ. Có định nghĩa coi trọng khía cạnh định tính, có định nghĩa coi trọng khía cạnh định lượng, có định nghĩa nhấn mạnh vào chuẩn đầu ra của sinh viên, có định nghĩa lại nhấn mạnh vào các mục tiêu của một chương trình học. Một định nghĩa về tín chỉ được các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam biết đến nhiều nhất là của học giả người Mỹ gốc Trung Quốc James Quan thuộc Đại học Washington. Trong buổi thuyết trình về hệ thống đào tạo theo tín chỉ tại Đại học Khoa học Công nghệ Hoa Trung, Vũ Hán mùa hè năm 1995, học giả James Quan trình bày cách hiểu của ông về tín chỉ như sau:Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm thời gian lên lớp; thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; và thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài…; đối với các môn học lý thuyết một tín chỉ là một giờ lên lớp (với hai giờ chuẩn bị bài) trong một tuần và kéo dài trong một học kỳ 15 tuần; đối với các môn học ở studio hay phòng thí nghiệm, ít nhất là 2 giờ trong một tuần (với 1 giờ chuẩn bị); đối với các môn tự học, ít nhất là 3 giờ làm việc trong một tuần.
  • Ở Việt Nam, tín chỉ đại học hiện nay là một đơn vị dùng để đo lường khối lượng học tập của hệ thống ECTS. Theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo thì một tín chỉ được tính bằng 30 tiết học thực hành với các hoạt động như thí nghiệm hoặc thảo luận, 15 tiết học lý thuyết, bằng 60 giờ thực tập tại cơ sở, hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, đồ án, bài tập lớn hoặc khóa luận tốt nghiệp

Quy định của Bộ giáo dục và đào tạo về đăng ký tín chỉ

  • Hiện nay, các trường đào tạo đại học, cao đẳng trong cả nước thực hiện một trong 2 phương thức đào tạo, bao gồm: học theo niên chế và học theo tín chỉ
  • Học theo niên chế tức là người học được đào tạo theo từng năm. Mỗi năm, nhà trường sẽ đưa ra các quy định rõ ràng về số học phần, số môn mà sinh viên phải theo
  • Còn đối với đào tạo tín chỉ, các trường tiến hành tổ chức theo học kỳ chứ không theo năm. Một năm có thể tổ chức 2 đến 3 học kỳ, tùy vào mong muốn của sinh viên mà học các môn khác nhau. Muốn ra được trường, sinh viên phải tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ giáo dục và đào tạo đã đã ban hành quy định rõ ràng về khối lượng đào tạo tối thiểu mà sinh viên có thể đăng ký trong một học kỳ như sau:

  • – Đối với những sinh viên xếp loại học lực bình thường thì cần tiến hành đăng ký ít nhất 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối của khóa học. Việc này để đảm bảo sinh viên có thể ra trường đúng hạn
  • – Đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp loại học lực yếu thì phải đăng ký ít nhất 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa
  • – Đối với những sinh viên học ở học kỳ phụ thì không có quy định khối lượng học tập tối thiểu

Vậy 1 năm học sẽ có bao nhiêu tín chỉ?

  • Trên thực tế thì việc lựa chọn tín chỉ sẽ tùy thuộc vào năng lực và việc sắp xếp thời gian cho phù hợp của sinh viên. Và để các bạn có thể rõ ràng hơn việc đăng ký, trong một ngày. Các bạn có thể học 18 tiết (6 tiết sáng, 6 tiết chiều, 6 tiết tối).
  • Như vậy, có thể tính ra trong 1 năm học, các sinh viên có thể đăng ký tối đa là 84 tín chỉ. (còn với những bạn không học hè là 70 tín chỉ).

Có nên đăng ký tín chỉ học hè hay không?

  • Các trường Đại học hiện nay không có quy định bắt buộc học sinh phải học hè. Nhưng những bạn nào mà muốn nhanh chóng ra trường thì học hè chính là một cách hiệu quả.
  • Thế nhưng vẫn có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc học hè. Nhiều người cho rằng hè thì các sinh viên phải nên đi làm, lăn lộn. Đi tình nguyện hay học những kỹ năng khác. Còn ý kiến của bạn thì sao?
  • Nói chung, việc có nên đi học hè hay không là lựa chọn của mỗi người. Chẳng ai có thể ngăn cản các bạn đăng ký học hè. Cũng chẳng ai bắt buộc các bạn phải đăng ký học hè. Chỉ cần bạn muốn và tin mình làm đúng thì chắc chắn bạn sẽ hiểu mình nên làm gì nhé.

Những ưu điểm của việc học theo tín chỉ

Hiện nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đều đang thực hiện thay đổi theo xu hướng đào tạo tín chỉ, lấy người học làm trung tâm, bởi nó mang lại những ưu điểm riêng biệt:

Tạo sự linh hoạt trong các môn học

  • Đối với chương trình đào tạo theo tín chỉ thì sẽ mang tính linh hoạt hơn, bao gồm các khối kiến thức chung, khối kiến thức chuyên ngành. Đối với kiến thức chung: đây là các môn học bắt buộc đối với sinh viên áp dụng cho cả trường, do bộ giáo dục và đào tạo quy định. Còn đối với kiến thức chuyên ngành: là các kiến thức áp dụng cho từng ngành học khác nhau, đi sâu vào chuyên môn. Các sinh viên có thể tham khảo ý kiến của thầy cô hoặc cố vấn học tập để chọn các môn học phù hợp, đáp ứng yêu cầu bằng cấp và phục vụ cho tương lai, bởi khối kiến thức có số lượng môn học lớn hơn số lượng môn học hoặc số tín chỉ cần thiết
  • Đồng thời, với phương pháp dạy và học tín chỉ này cho phép sinh viên dễ dàng thay đổi kiến thức mà không phải học lại từ đầu. Sinh viên có thể cập nhật nhu cầu việc làm của thị trường, từ đó đưa ra những định hướng phù hợp mà không cần lo lắng. Bởi hệ thống tín chỉ đã cho phép công nhận kiến thức và kỹ năng tích lũy bên ngoài để nhận bằng cấp. Đồng thời, sinh viên có các nền tảng khác nhau đến trường đại học thuận tiện hơn
  • Như vậy, có thể cho rằng đào tạo theo tín chỉ là một trong những nút thắt quan trọng để tiến hành chuyển dịch các trường đại học ưu tú, sang đại học quần chúng.

Học tín chỉ lấy sinh viên làm trung tâm

  • Việc dạy và học theo tín chỉ sẽ giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và tư duy sáng tạo của sinh viên. Đối với hình thức này người học tự học, tự nghiên cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của người dạy, và do đó, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Người học là người tiếp nhận kiến thức nhưng đồng thời cũng là người chủ động tạo kiến thức, hướng tới đáp ứng những nhu cầu của thị trường lao động ngoài xã hội. Mọi phương thức đào tạo đều lấy quá trình dạy – học làm trọng tâm. Tuy nhiên, trong phương thức đào tạo truyền thống, vai trò của người dạy được coi trọng (lấy người dạy làm trung tâm). Ngược lại, trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, vai trò của người học được đặc biệt coi trọng (lấy người học làm trung tâm). Đường hướng lấy người học làm trung tâm được quán triệt từ khâu thiết kế chương trình, biên soạn nội dung giảng dạy và sử dụng phương pháp giảng dạy.

Sinh viên được linh hoạt về thời gian tốt nghiệp

  • Khác với phương thức đào tạo truyền thống, đúng hạn mới được ra trường. Nhưng đối với đào tạo tín chỉ thì tùy vào số tín mà sinh viên đăng ký để quyết định thời gian ra trường. Bạn tích lũy được càng nhiều tín thì đồng nghĩa với việc bạn ra trường càng sớm. Tùy vào mong muốn, nhu cầu, bạn có thể ra trường sau 3,5 năm, 4 năm, 5 năm, điều này phụ thuộc vào chính bản thân sinh viên
  • Phương thức đào tạo theo tín chỉ sẽ tạo được sự liên thông giữa các cấp đào tạo đại học và giữa các ngành đào tạo khác nhau của cùng một trường đại học hay xa hơn nữa là giữa các cơ sở đào tạo đại học giữa quốc gia này với các quốc gia khác trên thế giới. Khi sự liên thông được mở rộng, nhiều trường đại học công nhận chất lượng đào tạo của nhau, người học có thể dễ dàng di chuyển từ trường đại học này sang học ở trường đại học kia (kể cả trong và ngoài nước) mà không gặp khó khăn trong việc chuyển đổi tín chỉ. Kết quả là, áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ sẽ khuyến khích sự di chuyển của sinh viên, mở rộng sự lựa chọn học tập của họ, làm tăng độ minh bạch của hệ thống giáo dục, và giúp cho việc so sánh giữa các hệ thống giáo dục đại học trên thế giới được dễ dàng hơn.

Thời gian học tập linh hoạt

  • Đối với đào tạo theo tín chỉ, sinh viên sẽ được tự lựa chọn môn học, thời gian, thầy cô giảng dạy. Bạn có thể sắp xếp lịch học để có thể thực hiện đồng thời các công việc khác. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những sinh viên xa nhà và có nhu cầu làm thêm. Tùy vào mong muốn của bản thân mà lựa chọn cho phù hợp

Giảm thiểu chi phí trong giảng dạy

  • Trong phương thức đào tạo này, chi phí sẽ được tiết kiệm hơn bởi sinh viên sẽ chỉ phải trả tiền dựa theo tín chỉ mà mình đăng ký, chứ không phải theo năm học. Do đó, việc hỏng hoặc bỏ lỡ một vài học phần cũng không phải là điều quá quan trọng, bạn vẫn có thể tiếp tục quá trình học của mình mà không phải quay lại học từ đầu. Không chỉ giúp ích cho sinh viên mà đào tạo tín chỉ còn giúp nhà trường thực hiện tính toán ngân sách dễ dàng hơn cho việc xin trợ cấp thích

Nhược điểm khi việc học tín chỉ đại học mà sinh viên cần biết

Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp đào tạo tín chỉ cũng tạo ra những khó khăn trong quá trình dạy và học. Một trong những yếu điểm đấy là:

Sinh viên khó gắn kết

  • Khi thực hiện việc học theo tín chỉ thì sinh viên sẽ khó gắn kết với nhau hơn, bởi mỗi người sẽ lựa chọn cho mình các môn học, thời gian, lớp khác nhau. Nên cho dù có cùng lớp với nhau nhưng cũng chưa chắc đã gặp được. Vì thế mà tập thể lớp khó đoàn kết và các hoạt động tập thể cũng diễn ra khó khăn. Hầu hết, các bạn sinh viên chỉ chơi theo nhóm với nhau, nên chủ nghĩa cá nhân bị đề cao và không coi trọng công đồng.

Kiến thức không đầy đủ

  • Hầu hết, với các trường đại học, cao đẳng đào tạo theo tín chỉ thì các môn học thường sẽ bị chia nhỏ: 2,3,4 tín. Như vậy, giáo viên không thể truyền tải hết kiến thức đến cho sinh viên được. Đây cũng là bất lợi vô cùng lớn, đặc biệt với những người lười học, lười nghiên cứu.

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog nghialagi.org, hy vọng những thông tin giải đáp Tín chỉ là gì? Những ý nghĩa của Tín chỉ sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa Tín chỉ là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog nghialagi.org luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả

Nguồn tham khảo:Wikipedia

Co-founder tại Blog Nghilagi.org Giải đáp thắc mắc bạn đọc. Tra thuật ngữ nhanh và chính xác nhất. Nghĩa Là Gì - Giải thích mọi câu hỏi kỳ quặc nhất Hãy cùng nhau chia sẻ những kiến thức bổ ích