Exposure là gì? Những ý nghĩa của Exposure

Blog Nghialagi.org giải đáp ý nghĩa Exposure là gì

  • Chào mừng bạn đến Blog Nghialagi.org chuyên tổng hợp tất cả hỏi đáp định nghĩa là gì, thảo luận giải đáp viết tắt của từ gì trong giới trẻ, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một khái niệm mới đó là Exposure là gì? Những ý nghĩa của Exposure. Exposure là gì ? Hướng dẫn cài đặt Exposure trên máy ảnh. Phơi sáng (Exposure) trong nhiếp ảnh là gì?
 Phơi sáng (Exposure) trong nhiếp ảnh là gì? - Nghialagi.org
Phơi sáng (Exposure) trong nhiếp ảnh là gì? – Nghialagi.org

Định nghĩa Exposure là gì?

  • Chúng ta thường thấy từ exposure trên máy ảnh, cụ thể tôi lấy ví dụ trên máy ảnh Canon thì ở phần màn hình khi chuyển chế đệ nhòm để chụp thì sẽ thấy. Thanh exposuse làm nhiệm vụ đo tổng ánh sáng vào ống kính của bạn thông qua các cài đặt chính về Iso, khẩu, tốc… Chúng ta thường thấy. Cầm thử máy ảnh của bạn, lia qua lia lại là cái vạch số trên máy sẽ nhảy lên nhảy xuống không cố định.
  • Exposure hay chính xác hơn Exposure value được viết tắt là EV chứ không phải là đâu các bạn nhé. Nhớ điều này khi tìm kiếm nó trên máy ảnh hoặc các thiết bị số khác có chức năng đo sáng.
  • ISO (Độ nhạy sáng), Khẩu độ, và Tốc độ màn trập sẽ được giải thích dưới đây.
  • Trong chụp ảnh, phơi sáng là một yếu tố quan trọng quyết định những gì thực sự được ghi lại trên cảm biến hình ảnh của máy ảnh. Có ba yếu tố có thể điều chỉnh được giúp kiểm soát độ phơi sáng, đó là ISO, Khẩu độ và Tốc độ màn trập.

TAM GIÁC PHƠI SÁNG

  • Tốc độ ISO là độ nhạy với ánh sáng của cảm biến máy ảnh, mỗi giá trị xếp hạng đại diện cho một “stop” của ánh sáng và mỗi số ISO gia tăng (lên hoặc xuống) biểu thị độ nhạy của cảm biến tăng gấp đôi hoặc giảm đi một nửa.
  • Khẩu độ giúp điều khiển màng chắn của ống kính, kiểm soát lượng ánh sáng truyền qua ống kính tới mặt phẳng phim. Cài đặt khẩu độ được biểu thị bằng thông số f-number, trong đó mỗi thông số f-number đại diện cho một “stop” của ánh sáng.
  • Tốc độ màn trập cho biết tốc độ màn mở ra rồi đóng lại. Đây chính là khoảng thời gian ánh sáng được phép chạm vào cảm biến của máy ảnh sau khi bạn nhấn nút nhả màn trập. Mỗi giá trị tốc độ màn trập cũng biểu thị cho một “stop” của ánh sáng. Tốc độ màn trập được đo bằng các phần trên giây.
  • Khi ba yếu tố này được kết hợp với nhau, chúng thể hiện một giá trị phơi sáng nhất định (EV) cho một cài đặt nhất định.
  • Mọi thay đổi trong bất kỳ một trong ba yếu tố này sẽ có tác động có thể đo lường và cụ thể về cách mà hai yếu tố còn lại phản ứng để phơi sáng khung phim hoặc cảm biến ảnh và hình ảnh trông như thế nào.
  • Ví dụ, nếu bạn tăng f-stop, bạn giảm kích thước màn chắn của ống kính để giảm lượng ánh sáng chạm vào cảm biến hình ảnh, nhưng cũng làm tăng DOF – độ sâu trường ảnh trong hình ảnh cuối cùng.
  • Việc giảm tốc độ màn trập ảnh hưởng đến cách chụp chuyển động, điều này có thể khiến hậu cảnh hoặc đối tượng bị nhòe. Tuy nhiên, việc giảm tốc độ màn trập (giữ cho màn trập mở dài hơn) cũng làm tăng lượng ánh sáng chạm vào cảm biến hình ảnh, nhờ vậy mà mọi thứ trở nên sáng hơn.
  • Việc tăng độ nhạy sáng cho phép bạn chụp trong điều kiện thiếu ánh sáng, nhưng có thể làm tăng lượng nhiễu kỹ thuật số vốn có trong ảnh. Bạn không thể tạo ra sự thay đổi độc lập cho một trong các yếu tố đó và cũng không có được hiệu ứng ngược lại trong cách mà các yếu tố còn lại ảnh hưởng đến hình ảnh và cuối cùng nó sẽ làm thay đổi EV.

TỐC ĐỘ ISO

  • ISO thực tế là từ viết tắt của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, là tổ chức tiêu chuẩn hóa xếp hạng độ nhạy cho cảm biến máy ảnh.
  • Xếp hạng ISO có giá trị từ 25 đến 3200 (hoặc cao hơn), cho biết độ nhạy sáng cụ thể. Xếp hạng ISO càng thấp thì cảm biến hình ảnh càng ít nhạy, do đó hình ảnh sẽ càng mịn hơn vì có ít nhiễu kỹ thuật số hơn trong hình ảnh. Xếp hạng ISO càng cao (nhạy hơn) cho thấy cảm biến hình ảnh sẽ phải hoạt động mạnh mẽ hơn để cho ra một hình ảnh đẹp, từ đó tạo ra nhiều nhiễu kỹ thuật số hơn (những đốm đa màu trong bóng râm và vùng có độ sáng trung bình).
  • Vậy nhiễu kỹ thuật số là gì? Đó là tất cả các tín hiệu ánh sáng không bắt nguồn từ chủ thể, do đó tạo ra màu ngẫu nhiên trong hình ảnh. Các kỹ sư máy ảnh kỹ thuật số đã thiết kế ra cảm biến hình ảnh giúp máy ảnh hoạt động tốt nhất ở ISO thấp nhất (giống như với phim). Trên hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số, ISO đều ở mức 100 mặc dù một số máy ảnh DSLR cao cấp có chế độ giảm ISO xuống còn 50 hoặc thậm chí 25.

KHẨU ĐỘ – APERTURE

  • Khẩu độ của ống kính là độ mở trong màn chắn quyết định lượng ánh sáng tập trung đi qua ống kính.
  • Tại một f-stop nhỏ, giả sử f/2, sẽ có một lượng lớn ánh sáng đi qua ngay cả trong một phần của một giây; nhưng ở f/22, khi màn chắn có lẽ là nhỏ nhất thì chỉ có một lượng nhỏ ánh sáng đi được qua (ngay cả ở tốc độ màn trập dài hơn). Một điều thú vị về khẩu độ và thông số f-number là nó không quan trọng độ dài tiêu cự của ống kính miễn là thông số f-number được giữ cố định. Điều này là do phương trình số học xác định thông số f-number chỉ ra cùng một lượng ánh sáng truyền qua ống kính trên ống kính 35mm cũng giống như trên ống kính 100mm, với tốc độ màn trập là 1/125. Không nghi ngờ gì nữa, kích thước của màn chắn là khác nhau nhưng lượng ánh sáng đi qua là như nhau.

TỐC ĐỘ MÀN TRẬP – SHUTTER SPEED

  • Tốc độ màn trập được đo bằng phần của giây, cho biết rèm ở bản phim đóng và mở nhanh như thế nào.
  • Tốc độ màn trập điều khiển thời lượng ánh sáng đi vào ống kính và chạm vào cảm biến hình ảnh hoặc bản phim. Tốc độ màn trập cho phép bạn chụp vạn vật trong vài phần của giây, nhưng nó cũng có thể hấp thu vạn vật ở tốc độ lên tới ba và bốn giây (hoặc vẫn tiếp tục mở cho đến khi nhiếp ảnh gia muốn đóng rèm).
  • Việc khóa màn trập trong khoảng thời gian một phần của giây cho phép bạn kiểm soát việc ghi chuyển động. Nếu tốc độ màn trập nhanh hơn đối tượng hoặc hậu cảnh thì hình ảnh sẽ sắc nét. Nếu tốc độ màn trập chậm hơn thì bạn sẽ nhận được bức ảnh mờ. Bạn hãy nghĩ về tận mưa trong một trận mưa bão, khi đó nước rơi xuống nhanh đến mức nào? Vâng, tại tốc độ 1/30 các hạt mưa là những vệt màu trắng không thể phân biệt được. Nhưng nếu tốc độ màn trập là 1/50, bạn có thể thấy toàn bộ từng giọt nước của các hạt mưa di chuyển giữa không trung.

PHƠI SÁNG QUÁ MỨC & PHƠI SÁNG QUÁ YẾU

  • Làm thế nào mà bạn có thể xác định phơi sáng quá mức và phơi sáng quá yếu khi chúng ta cho rằng độ phơi sáng “chính xác” là chủ quan?
  • Nói một cách đơn giản, phơi sáng quá mức là khi thông tin trong phần sáng không thể đọc được một cách hiệu quả. Khi xảy ra sự mất thông tin hình ảnh quá mức này thì không có cách nào để “truy xuất” thông tin còn thiếu trong phòng tối kỹ thuật số. Phơi sáng quá yếu là khái niệm có nhiều điểm tương đồng; ngoại trừ trong trường hợp không có thông tin hình ảnh nào trong bóng tối. Thông tin không tồn tại này không thể được truy xuất thông qua quá trình hậu xử lý.
  • Trong chụp ảnh kỹ thuật số, một khi thông tin hình ảnh bị mất thì không có cách nào để lấy lại nó. Tất nhiên không phải lúc nào cũng như vậy trong thế giới quang hóa của nhiếp ảnh phim. Với việc xử lý phim (trái ngược với kỹ thuật số), bạn có thể “tìm” thông tin hình ảnh trong một khung được phơi sáng quá yếu, và tương tự bạn vẫn có thể “tìm” thông tin hình ảnh trong quá trình in cho những hình ảnh bị phơi sáng quá mức.

“AUTO BRACKETING” LÀ GÌ?

  • Auto Bracketing (Chụp bù trừ độ phơi sáng tự động) là một kỹ thuật phơi sáng mà nhờ đó bạn có thể chắc chắn rằng bạn có được độ phơi sáng tối ưu bằng cách lấy ít nhất ba (3) độ phơi sáng chính xác của cùng một bố cục trong đó, một độ phơi sáng tại EV đã đo, một độ phơi sáng tại 1/3 stop dưới EV đã đo và một là tại 1/3 stop trên EV đã đo.
  • Do vậy, “Auto Bracketing” là một chức năng mà trong đó bạn sẽ thiết lập giá trị EV, sau đó nhả cửa trập và máy ảnh sẽ tự động thực hiện các điều chỉnh lên và xuống cần thiết cho EV nhằm cung cấp cho bạn độ phơi sáng tương xứng. Tiếp đó, bạn có thể xem lại ba (hoặc nhiều hơn) độ phơi sáng, xem sự khác biệt tinh tế nhưng rất quan trọng trong các bức ảnh, nhờ đó mà bạn có thể quyết định được bức ảnh nào là bức ảnh tốt nhất cho mục đích của bạn.
  • Trong ba hình ảnh ở ví dụ trên, bạn có thể thích hình ảnh bị phơi sáng quá mức (khoảng 2 stop) vì mặt trời đang lặn là lúc ánh sáng rực rỡ nhất. Bracketing (Chụp bù trừ độ phơi sáng) là một kỹ thuật được phổ biến rộng rãi từ việc chụp bằng slide film do khả năng hạn chế sửa ảnh trong phòng tối. Ngày nay vẫn có nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng kỹ thuật này, do vậy họ sẽ có được độ phơi sáng mà họ muốn. Việc có ba hình ảnh được đặt trong khung giúp làm giảm lượng thời gian hậu xử lý mà chúng có thể phải bỏ ra để chỉnh sửa ảnh.

AE LOCK (AEL)

  • Auto Exposure Lock (Khóa phơi sáng tự động) là một cài đặt máy ảnh mà trong đó EV bị khóa (khi bạn chụp một trong các chế độ bán tự động hoặc hoàn toàn tự động, tức là mức độ ưu tiên của màn trập), do đó, cho dù có bất kỳ sự thay đổi nào về ánh sáng trong canhrm thì máy ảnh vẫn có thể khóa các cài đặt ISO, Màn trập và/hoặc Khẩu độ, do đó, bạn có thể liên tục đạt được cùng một EV mà không cần phải đo lại cảnh.

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Blog nghialagi.org, hy vọng những thông tin giải đáp Exposure là gì? Những ý nghĩa của Exposure sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa Exposure là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog nghialagi.org luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả

Co-founder tại Blog Nghilagi.org Giải đáp thắc mắc bạn đọc. Tra thuật ngữ nhanh và chính xác nhất. Nghĩa Là Gì - Giải thích mọi câu hỏi kỳ quặc nhất Hãy cùng nhau chia sẻ những kiến thức bổ ích