F&B là gì? Những ý nghĩa của F&B

Blog Nghialagi.org giải đáp ý nghĩa F&B là gì

  • Chào mừng bạn đến blog Nghialagi.org chuyên tổng hợp tất cả hỏi đáp định nghĩa là gì, thảo luận giải đáp viết tắt của từ gì trong giới trẻ, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một khái niệm mới đó là F&B là gì? Những ý nghĩa của F&B. F&B là gì? Khám phá bộ phận F&B trong khách sạn. Ngành F&B là gì và thế nào là một chiến lược Marketing hiệu quả?
F&B là gì? Vai trò của F&B và một số Yêu cầu đối với F&B - Nghialagi.org
F&B là gì? Vai trò của F&B và một số Yêu cầu đối với F&B – Nghialagi.org

Định nghĩa F&B là gì?

  • F&B (Food and Beverage Service) là bộ phận nhà hàng và quầy uống trong khách sạn. Đây là bộ phận cung cấp thức ăn và đồ uống cho các thực khách của khách sạn. Khi nhà trọ chỉ có một phòng ăn thì công việc rất đơn giản. Nhưng với một khách sạn 800 phòng thì mọi việc sẽ phức tạp hơn nhiều. Có thể sẽ có một quầy giải khát xinh xắn bên bờ hồ bơi, một tổ phục vụ tại phòng (chuyên phục vụ thức ăn, đồ uống tại phòng), một quầy rượu ở phòng đọc báo, một quầy rượu ở khu vực tiền sảnh…
  • Một số nơi khác, bộ phận F&B còn có những chức năng phục vụ khác trong chu kỳ 24 tiếng đồng hồ. Do đó, có thể nói là hoạt động của bộ phận F&B là những hoạt động hết sức đa dạng và phong phú. Cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của bộ phận F&B là điều rất được các khách sạn quan tâm, sắp xếp sao cho hợp lý.

Vai trò của ngành F&B

  1. Tăng khả năng nhận diện thương hiệu: Bạn nghĩ điều gì khiến một khách hàng hài lòng và quay trở lại với khách sạn? Không gian, giá cả hay chất lượng dịch vụ? Thực chất đây đều là 3 yếu tố vô cùng quan trọng để chinh phục mọi đối tượng khách hàng. Đơn giản mà nói, nếu một khách sạn có giá cả tốt, đồ ăn ngon và chất lượng phục vụ tuyệt vời thì chẳng có lý do gì mà một thực khách qua đường hay một tín đồ du lịch lại ngần ngại để lại những feedback hay review tích cực phải không nào. Khách hàng thường có thói quen so sánh về chất lượng dịch vụ giữa các khách sạn và đây chính là cách nhanh nhất để bạn có thể trở thành sự lựa chọn số 1 cũng như thành công đưa thương hiệu của mình vào tâm trí khách hàng.
  2. Đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng: Dịch vụ ăn uống là một yếu tố vô cùng quan trọng trong mỗi đơn vị khách sạn. Không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ mà đây còn là một trong những yếu tố hàng đầu đưa vị thế của khách sạn lên cao cũng như góp phần làm tăng doanh thu. Đó là lý do mà việc đáp ứng các nhu cầu ăn uống, giải trí ngày một tăng cao của khách hàng là vai trò hàng đầu của những người làm ngành F&B.
  3. Thúc đẩy doanh thu: Ngày nay, việc tổ chức tiệc tại các khách sạn không còn quá xa lạ bởi sự chuyên nghiệp, sang trọng và sạch sẽ. Không thể phủ nhận đây là một nguồn thu “béo bở” mang về lợi nhuận không hề nhỏ so với các dịch vụ khác trong khách sạn.

Khám phá bộ phận F&B trong khách sạn

Tùy theo quy mô, đặc điểm riêng của mỗi khách sạn mà việc bố trí nhân sự bộ phận F&B cũng sẽ khác. Nhưng nhìn chung, một bộ phận F&B hoàn thiện sẽ có những vị trí sau:

Quản lý nhà hàng (Restaurant Manager)

  • So với giám đốc bộ phận thì công việc của Quản lý nhà hàng với các bộ phận, khu vực ăn uống sẽ sát sao hơn. Vị trí này chịu trách nhiệm theo dõi chặt chẽ các khu vực bao gồm phòng chờ đại sảnh, các tầng, các quầy tự phục vụ và có thể cả một số phòng tiệc riêng biệt.
  • Quản lý nhà hàng là người đặt ra các tiêu chuẩn phục vụ và chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác đào tạo nhân viên kể cả huấn luyện tại chỗ hay các khóa đào tạo riêng. Kết hợp với trưởng nhóm nhân viên đặt bàn hoặc trưởng nhóm phục vụ.
  • Quản lý nhà hàng có thể lên lịch làm việc, lịch ngày nghỉ hoặc giờ giấc làm việc, để cho các khu vực phục vụ được hoạt động trôi chảy và hiệu quả. Các nhân viên bộ phận nhà hàng thường được Quản lý nhà hàng và Giám đốc nhân sự phỏng vấn tuyển dụng.

Giám đốc bộ phận F&B

Nhiệm vụ của vị trí này tương đối nặng nề khi phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các chính sách, quy định và đáp ứng các mục tiêu của khách sạn đồng thời đảm bảo đạt được số dư lợi nhuận đối với mỗi khu vực phục vụ ăn uống trong phạm vi quản lý.

  1. Tìm hiểu xu hướng và thị hiếu của khách hàng để cập nhật và lên danh sách rượu vang cho nhà hàng.
  2. Làm việc với đầu bếp từng khu vực để lên thực đơn cho từng khu vực ẩm thực.
  3. Làm việc với nhà cung cáp thực phẩm, so ánh và có chính sách giá để đảm bảo chất lượng và số lượng.
  4. Định giá suất/món ăn hợp lý sao cho vừa có lại, vừa làm khách hài lòng,
  5. Đào tạo/ đề bạt/ tuyển dụng hoặc sa thải nhân viên. Đảm bảo chất lượng nhân sự.
  6. Quản lý sát sao hoạt đông chung của nhà hàng, đảm bảo tiến độ và có sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận với nhau. Điều chỉnh kịp thời những mâu thuẫn, sai sót trong nội bộ nhà hàng.

Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn (Reception Head Waiter)

  • Nhiệm vụ của trưởng nhóm nhân viên đặt bàn là tiếp nhận và ghi chép các yêu cầu đặt bàn trước của khách hàng. Họ sẽ cần quan tâm tới những yếu tố liên quan tới bàn đặt của khách như số lượng khách dự, số bàn hay vị trí bàn, những thứ cần chuẩn bị trước,…
  • Người này cũng cần phải làm việc với trưởng nhóm phục vụ hay nhân viên lễ tân, phục vụ khi thông tin về những bàn đã được đặt trước để có thể dẫn khách lên đúng bàn đã đặt.

Nhóm phó (Chef de Rang)

  • Nhóm phó thực hiện công việc tương tự với nhóm trưởng phục vụ bàn và thay thế khi nhóm trưởng vắng mặt. Nhóm phó thường có ít kinh nghiệm hơn nhóm trưởng. Cả hai người này phải phối hợp nhịp nhàng với nhau để có thể quá trình phục vụ được diễn ra hiệu quả và nhanh nhất có thể.

Trưởng nhóm phục vụ bàn (Station Head Waiter)

  • Trưởng nhóm phục vụ bàn chịu trách nhiệm toàn bộ về một nhóm nhân viên phục vụ phụ trách một số bàn nhất định, thường là 4 đến 8 bàn. Dãy bàn nằm dưới sự kiểm soát của trưởng nhóm phục vụ bàn được gọi là khu bàn (station). Trưởng nhóm phục vụ bàn phải có kiến thức tốt về các món ăn và rượu vang, biết cách phục vụ đúng và phải có khả năng điều hành các nhân viên khác trong nhóm.
  • Trưởng nhóm phục vụ bàn sẽ nhận yêu cầu gọi món và phục vụ tại bàn với sự giúp đỡ của nhóm phó, người có vị trí thứ hai trong nhóm. Việc này bao gồm cả việc đẩy xe thức ăn nếu cần thiết.

Trưởng nhóm phục vụ (Maitre d’hotel hoặc Head Waiter)

  • Trưởng nhóm phục vụ có trách nhiệm quản lý các nhân viên phục vụ trong phòng ăn. Họ phải quan sát và chỉ dẫn để các công việc cần thiết cho việc chuẩn bị trước để phục vụ được thực hiên một cách hiệu quả và không có thứ gì bị bỏ quên lại.
  • Trong khi phục vụ, người trưởng nhóm phục vụ sẽ hỗ trợ trưởng nhóm nhân viên đặt bàn và có thể ghi một số yêu cầu gọi món của khách, nếu trưởng nhóm trực đang bận rộn. Người trưởng nhóm phục vụ lên lịch làm việc và lịch nghỉ và có thể thay thế Giám đốc nhà hàng hoặc trưởng nhóm đặt bàn khi họ vắng mặt.

Nhân viên phục vụ rượu vang (Sommelier hoặc Wine Waiter)

  • Người phục vụ rượu có trách nhiệm phục vụ mọi đồ uống có cồn trong suốt bữa ăn. Nhân viên này phải có hiểu biết sâu về mọi loại đồ uống, loại vang nào phù hợp với món ăn nào, và kiến thức về cách dùng rượu tùy theo khu vực và cơ sở kinh doanh. Anh ta còn phải là người bán hàng, bán càng nhiều rượu mạnh và rượu vang càng tốt vì đây là một trong những nguồn thu nhập chính của nhà hàng, khách sạn.

Nhóm phó bổ khuyết (Demi – Chef de Rang)

  • Vị trí này thường gặp ở các nhà hàng theo phong cách Âu nhiều hơn. Định nghĩa một cách đơn giản thì đây là “người dự bị” cho vị trí bếp phó và sẽ đảm nhiệm vị trí này khi nhóm phó vắng mặt.

Nhân viên học việc (Debarrasseur hoặc Apprentice)

  • Đây là vị trí dành cho những người mới vào nghề, thực tập sinh có đam mê với lĩnh vực ăn uống và đang tìm kiếm một cơ hội để làm quen với môi trường làm việc này. Bên cạnh những công việc như chuẩn bị đầy đủ dụng cụ ăn uống ở trên mặt bàn, phụ giúp quá trình thu dọn bàn thì người này cũng có thể được giao nhiệm vụ phục vụ các món tráng miệng lạnh từ xe đẩy.

​Nhân viên trực bàn (commis de Rang)

  • Công việc của nhân viên trực bàn là đứng phục vụ trực tiếp trong khi khách sử dụng dịch vụ ti nhà hàng. Đáp ứng nhu cầu kịp thời, nhanh chóng và phối hợp với bộ phận bếp để bữa ăn của khách không bị gián đoạn.

Nhân viên trực tầng (Chef d’Etage hoặc Floor Waiter)

  • Nhân viên trực tầng có trách nhiệm cho toàn bộ một tầng trong nhà hàng, hoặc tùy thuộc vào quy môn của nhà hàng, là một số buồng hoặc căn hộ trên một tầng. Dịch vụ tại tầng của các bữa ăn và đồ uống xuyên suốt ngày thường chỉ được cung cấp tại các nhà hàng hạng nhất, và trong những trường hợp như vậy phí dịch vụ rất cao.
  • Trong những nhà hàng nhỏ hơn, dịch vụ tại tầng có thể được giới hạn cho các bữa điểm tâm và trà vào sáng sớm. Nếu có hoạt động cung cấp dịch vụ tại tầng, đội ngũ nhân viên phải bao gồm trưởng nhóm phục vụ tầng cùng một số nhân viên dưới quyền thích hợp. Những người này có trách nhiệm về dịch vụ cho các bữa ăn và đồ uống trên các buồng.
  • Nhất thiết phải có kiến thức đầy đủ về món ăn và đồ uống và cách phục vụ đúng. Nhân viên phục vụ tầng thường phải làm việc từ tầng chuẩn bị đồ ăn hoặc tà nhà bếp trung tâm, đưa đồ ăn và đồ uống trong xe đẩy có thiệt bị làm nóng đến tầng thích hợp bằng thang máy, sau đó đến buồng khách yêu cầu.

Nhân viên chia đồ ăn (Carve hoặc trancheur)

  • Khi có yêu cầu, những nhân viên này sẽ đẩy xe tới bàn của khách hàng để đặt món ăn được yêu ầu cùng những thứ đi kèm. Có lẽ, kỹ năng cần thiết nhất của ví trí này đơn giản là sự nhanh nhẹ và khả năng xếp đồ vào xe đẩy hợp lý sao cho để được nhiều đồ mà ít gây ra đổ vỡ nhất.

Nhân viên đón tiếp (Host/ Hostess)

  • Vai trò của nhân viên đón tiếp là chú ý tới nhu cầu của khách, đặc biệt là khi khách vừa vào nhà hàng. Nhân viên đón tiếp phải tiếp đón, chào hỏi và mời khách ngồi vào bàn.
  • Trong thời gian khách ăn, trách nhiệm của nhân viên đón tiếp là thông tin tới nhóm trường để đảm bảo rằng nhu cầu của khách luôn được đáp ứng. Nhân viên đón tiếp phải đảm bảo khi rời nhà hàng khách cảm thấy hài lòng về bữa ăn của họ.
  • Thông thường nhân viên đón tiếp là đầu mối giao tiếp cuối cùng với khách hàng, đó chính là cơ hội bán hàng. Khi đó, nhân viên đón tiếp phải hỏi xem liệu khách có muốn đặt chỗ trước trong thời gian tới không.

Nhân viên trực sảnh (Chef de Salle hoặc Lounge Waiter)

  • Nhân viên trực sảnh thực hiện nhiệm vụ phục vụ tại đại sảnh như một nhiệm vụ chuyên biệt trong các khách sạn hạng nhất. Trong các khách sạn nhỏ hơn, nhân viên phục vụ đồ ăn thường chịu trách nhiệm của nhân viên trực sảnh theo chỉ định.
  • Nhân viên trực sảnh có trách nhiệm phục vụ cà phê buổi sáng, trà buổi chiều, rượu khai vị nhẹ trước và sau bữa ăn trưa và ăn tối, và cà phê được yêu cầu sau bữa ăn. Nhân viên trực sảnh có thể có người phục vụ hổ trợ, học có trách nhiệm sắp xếp đại sảnh trong buổi sáng và duy trì sự sạch sẽ và gọn gàng trong suốt cả ngày.

Nhân viên phụ trách đồ ăn tự chọn (Chef de Buffet)

  • Nhân viên này chịu trách nhiệm về các món ăn tự chọn, sự bài trí, chia món và tính khẩu phần món ăn và cách phục vụ món ăn. Nhân viên này thông thường là một nhân viên bếp.

Nhân viên tiệc (Banqueting staff)

  • Trong các khách sạn lớn với các trang thiết bị phục vụ tiệc, thông thường có một số lượng cố định các nhân viên tiệc. Những người này có thể bao gồm quản lý bộ phận tiệc, một hoặc hai trợ lý quản lý bộ phận tiệc, trưởng nhóm nhân viên phục vụ tiệc, một nhân viên pha chế đồ uống và một thư ký cho quản lý bộ phận tiệc.
  • Thông thường các nhân viên khác của bộ phận tiệc được tuyển vào làm theo thời vụ.

Nhân viên pha chế rượu (cocktail Barperson/ Bartender)

  • Nhân viên pha chế rượu thông thạo về các thành phần cần thiết để pha cốc-tai, kỹ năng lắc và khuấy cocktail, có hiểu biết sâu rộng về các loại đồ uống có cồn.

Thế nào là một chiến lượng Marketing tốt cho ngành F&B

  • Thời đại công nghệ 4.0 chính là cuộc chiến của Marketing Online, khách hàng thường có xu hướng tìm hiểu, lựa chọn và so sánh giữa các đơn vị dịch vụ trước khi quyết định. Sẽ thế nào nếu bạn xây dựng một hệ thống khách sạn có quy mô, nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và chất lượng phục vụ tốt nhưng chẳng ai biết đến bạn ngoài đối thủ và người dân trong vùng? Đó là lý do mà việc đưa ra một chiến lược Marketing phù hợp sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng giúp đưa thương hiệu của bạn đến gần hơn với khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh thu và nâng cao lợi nhuận kinh doanh cho khách sạn.

Liên kết với thương hiệu khác

  • Việc trở thành đối tác với các ngành hàng liên quan sẽ giúp bạn bán được nhiều sản phẩm cũng như đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng mục tiêu. Việc kết hợp với các thương hiệu đã có trên thị trường là cách tốt nhất giúp thương hiệu của bạn có thể xóa bỏ sự nghi ngờ về sản phẩm mới với khách hàng.
  • Với sự phát triển của ngành F&B hiện nay, việc áp dụng một chiến lược Marketing phù hợp và hiệu quả là điều vô cùng quan trọng giúp bạn có thể thành công đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng từ đó sử dụng nét độc đáo của mình thành công đưa thương hiệu vào tháp nhu cầu của khách hàng. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn phần nào hiểu được ngành F&B là gì và nó đóng vai trò như thế nào trong các hệ thống dịch vụ cũng như việc làm thế nào để đưa ra một chiến lược Marketing phù hợp nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu.

Giúp khách hàng nhớ đến bạn

  • Đối với ngành F&B việc tốt nhất để khách hàng có thể nhớ đến bạn chính là đưa sản phẩm tốt nhất, ấn tượng nhất vào trong tâm trí khách hàng. Việc tạo ra sự khác biệt không khó nhưng làm sao để nó đạt hiệu quả thì chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nghiên cứu đối thủ và tạo ra những điểm nổi bật khác như về hương vị, an toàn, chế độ dinh dưỡng hay “ngon mắt” và menu mới mẻ,…sẽ là một trong những yếu tố giúp bạn có thể tạo nên sự độc đáo cho thương hiệu của mình. Hoặc nếu biết đến Starbuck, bạn có nghĩ rằng điểm nổi bật của nó nằm ở bao bì? Việc tăng khả năng nhận diện bằng việc thiết kế bao bì hay logo thương hiệu cũng là cách giúp bạn bước gần hơn đến tháp nhu cầu của khách hàng.

Bài toán định vị thương hiệu

  • Làm thế nào để khách hàng ghi nhớ bạn trong hàng ngàn thương hiệu F&B nổi bật khác? Thực chất chẳng có câu trả lời chính xác nào cho bài toán hóc búa này, việc bạn có thể làm là định vị thương hiệu cho nhà hàng của bạn và là nổi bật nó bằng sự khác biệt tích cực. Hãy xác định rõ loại hình mà bạn theo đuổi, nó sẽ là một quầy bar, một nhà hàng, một tiệm bánh hay một nơi tổ chức sự kiện và những sản phẩm mà bạn sẽ theo đuổi là gì? Đây sẽ là một trong những yếu tố hàng đầu giúp bạn có thể đưa thương hiệu của mình nhanh nhất vào trong tâm trí của khách hàng.

Social Media Marketing

  • Bạn nghĩ điều gì sẽ quyết định sự lựa chọn của khách hàng khi mua sắm qua Internet? Một bài Pr hay, một Menu đa dạng hay một hình ảnh sản phẩm thật bắt mắt? Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của mạng xã hội đối với công cuộc Marketing trong ngành F&B này, Những bức ảnh đẹp, content chất và các chiến dịch Viral Marketing hiệu quả sẽ giúp thương hiệu của bạn nhanh chóng và dễ dàng phủ sóng đến các khách hàng tiềm năng, thành công đưa thương hiệu của bạn đến gần hơn với khách hàng.

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog nghialagi.org, hy vọng những thông tin giải đáp F&B là gì? Những ý nghĩa của F&B sẽ giúp ích bạn đọc.

Co-founder tại Blog Nghilagi.org Giải đáp thắc mắc bạn đọc. Tra thuật ngữ nhanh và chính xác nhất. Nghĩa Là Gì - Giải thích mọi câu hỏi kỳ quặc nhất Hãy cùng nhau chia sẻ những kiến thức bổ ích